Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Quần áo trẻ em từ Trung Quốc: Mặc vào dễ... ngớ ngẩn
US Today đăng tải báo cáo của Green Peace công bố ngày 18.12 cho biết, 85 mặt hàng may mặc đến từ Trung Quốc có chứa chất gây rối loạn hormone khiến trẻ mặc vào dễ bị ngớ ngẩn.

 


Tràn lan khắp thế giới

 

Theo Green Peace (Tổ chức Hòa bình xanh), từ tháng 6 đến tháng 10.2013, tổ chức này đã mua 85 mặt hàng may mặc trẻ em tại 2 thành phố sản xuất nhiều nhất Trung Quốc là Trị Lý ở tỉnh Chiết Giang và thành phố Thạch Sư ở tỉnh Phúc Kiến. Các cuộc kiểm nghiệm được phòng thí nghiệm của bên thứ ba thực hiện độc lập phát hiện thấy chất NPE, một chất gây rối loạn hormone, trong hơn phân nửa số mẫu trong khi 9/10 mặt hàng làm bằng polyester dương tính với chất antimon độc hại.

 


Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.

 

Chất phthalate có độc tính đối với hệ sinh sản, cũng được phát hiện ở nồng độ cao ở 2 mẫu.

 

Lee Chih An- chuyên gia của Green Peace cho biết, quần áo trẻ em mà tổ chức này điều tra được bán cho 98% thành phố ở Trung Quốc và nhiều nước khác khắp thế giới bằng hình thức truyền thống và thương mại điện tử vốn đang ngày càng phổ biến. Cũng theo ông Lee, Trung Quốc chưa có sự quản lý chặt chẽ những hóa chất được sử dụng trong hàng may mặc cho trẻ em. 

 

Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng cục Giám sát chất lượng của Trung Quốc phát hành cẩm nang tiêu dùng khuyến cáo chọn mua quần áo trẻ em nhạt màu, không có chất làm sáng dạ quang hay có in sắc tố. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Bắc Kinh hồi tháng 6 cũng cho thấy 38% quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

 

Ngành công nghiệp sản xuất quần áo trẻ em ở Trung Quốc trị giá khoảng 165 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến là 30%, là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.




Nhiều trẻ em VN nhập viện do dị ứng quần áo

 

Trước thông tin Green Peace công bố, một số chuyên gia Việt Nam đã phân tích yếu tố độc hại được phát hiện có trong quần áo trẻ em do Trung Quốc sản xuất. Theo ông Lê Trường Giang (Viện Hóa học - Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam), NPE là hợp chất hữu cơ tổng hợp, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất nhựa, sơn, công nghiệp giấy, dệt… Ngoài ra, NPE còn được sử dụng để sản xuất chất tẩy rửa trong công nghiệp. Nhưng do tính chất độc hại của NPE mà nhiều nước đang giảm sử dụng chất này. 

 

Ông Giang nhấn mạnh: “NPE có thể làm cho các sinh vật ngớ ngẩn hoặc mất tỉnh táo, có thể bao phủ các sinh vật với màng mỏng như bong bóng xà phòng, ngăn cản sự dịch chuyển và cuối cùng nó có thể phá vỡ các hormone chức năng trong cơ thể sống và phá hủy tuyến nội tiết. Sau khi thải ra môi trường, NPE phân rã thành các chất độc hại, có thể lây nhiễm vào thực phẩm và gây rối loạn khả năng sinh sản, tăng trưởng”. 

 

Bác sĩ Trần Văn Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân trong đó có không ít trẻ em đến khám với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng quần áo. Đa số các ca dị ứng này là do các thành phần có trong quần áo như thuốc nhuộm, nylon, các vật khóa móc có niken. “Các quần áo có màu sắc lòe loẹt, thuốc nhuộm không đảm bảo, nhiều phụ kiện, nylon đều có khả năng gây dị ứng rất lớn, nhất là trẻ em có làn da mỏng manh”.

 

Còn tiến sĩ Trần Hồng Côn - khoa Hóa, Trường ĐH Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích, nếu quần áo nhiễm NPE thì có thể thẩm thấu qua da và tác động đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiễm liều lượng bao nhiêu thì sức khỏe bị suy giảm thì chưa có khuyến cáo. Nếu ngậm, mút, ăn các loại vải có chứa chất NPE thì khá nguy hiểm vì NPE có thể thôi nhiễm ra nước bọt và ngấm vào cơ thể. Đối với trẻ em thường nghịch ngợm, da mỏng, sức đề kháng kém, nếu quần áo, vải vóc có chất độc thì rất nguy hiểm. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhớ “Anh Văn” (19-12-2013)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Giữ nước từ khi nước chưa nguy" (18-12-2013)
    Mỹ sẽ giúp Việt Nam mua tàu tuần tra cao tốc, đào tạo cảnh sát biển (17-12-2013)
    Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn (16-12-2013)
    Ngoại trưởng Mỹ ngạc nhiên vì sự thay đổi của Việt Nam (14-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc - Kỳ cuối: Lo VN trở thành bãi rác công nghệ (13-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc - Kỳ 3: Nhập từ miếng vải đến... công nghệ (12-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc: Nhanh, nhiều, rẻ (10-12-2013)
    Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc (09-12-2013)
    Cán bộ đánh “hội đồng” dân qua lời kể của nạn nhân (08-12-2013)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng sẽ bị trị tận gốc!  (06-12-2013)
    Bộ trưởng và chuyện “nói là làm” (04-12-2013)
    "Hoàng Sa, Trường Sa mãi còn, nếu tâm thức biển đảo còn (03-12-2013)
    Sắp xử hai 'đại án' tham nhũng Dương Chí Dũng và bầu Kiên (02-12-2013)
    Lời gan ruột của "lão thần" Dương Trung Quốc (30-11-2013)
    Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút” (29-11-2013)
    Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản (29-11-2013)
    Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới (28-11-2013)
    Kỳ cuối: Sự mê muội đáng hổ thẹn (27-11-2013)
    Từ tiếng cười trong “Lời thề thứ 9” đến thời sự nghị trường! (26-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153090958.